/
HOTLINE
0931242299

Chảy máu chân răng: dấu hiệu và nguyên nhân mà bạn cần phải biết

Tình trạng chảy máu chân răng thường xuất phát điểm từ quá trình nhai cắn, tác động vật lý nơi phần lợi răng, nướu răng hoặc thậm chí trong quá trình vệ sinh răng miệng

Chảy máu chân răng là tình trạng xảy ra khá thường xuyên với mọi người, nhất là trong quá trình nhai cắn sẽ thường mắc phải nhất. Nhưng nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên và liên tục thì bạn cần nên lưu ý và đến ngay các trung tâm nha khoa để thăm khám ngay lập tức. Tại sao các bác sĩ nha khoa tại Phòng Khám Nha Khoa Era lại đưa ra lời khuyên như vậy cho bạn? Hãy cùng tìm hiểu về tình trạng chảy máu chân răng qua dấu hiệu và nguyên nhân dẫn đến qua bài viết sau nhé.

Nguyên nhân gây chảy máu chân răng

Tình trạng chảy máu chân răng thường xuất phát điểm từ quá trình nhai cắn, tác động vật lý nơi phần lợi răng, nướu răng hoặc thậm chí trong quá trình vệ sinh răng miệng. Người gặp phải tình trạng chảy máu chân răng sẽ rất dễ nhận biết qua một số dấu hiệu kèm theo đó là hôi miệng, xảy ra viêm lợi, phần nướu răng sưng tấy,…

Nói chúng chảy máu chân răng có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến nhưng hầu hết hệ quả của những nguyên nhân dẫn đến này thường không có gì quá nghiêm trọng nếu có biện pháp khắc phục kịp thời. Sau đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến việc chảy máu chân răng:

Do tình trạng viêm lợi

Viêm lợi là một trong những nguyên nhân chính liên quan và dẫn đến tình trạng bị sưng nướu răng, viêm nha, gây tổn thương trầm trọng dẫn đến việc chảy máu răng.

Tình trạng này cũng một phần nguyên nhân là do thói quen vệ sinh răng miệng không thường xuyên và kỹ lưỡng. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên thì tốt hơn hết bạn nên cân nhắc đến việc đi lấy cao răng và làm vệ sinh sạch các kẽ chân răng để chống lại tình trạng này.

Do ảnh hưởng từ các bệnh lý về răng miệng

Các bệnh lý về răng miệng và nhất là sâu răng cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh viêm lợi gây tác động không nhỏ, ảnh hưởng đến việc nhiễm trùng chân răng gây ra tình trạng chảy máu ở lợi răng tức chân răng. 

Việc sâu răng cũng là nguyên do khiến cho người bệnh thường có xu hướng sẽ tránh nhai thức ăn ở bên răng bị sâu bởi nó sẽ khiến gây đau răng và ê buốt. Chính việc này sẽ dẫn đến việc tích tụ mảng bám ở cao răng khiến vi khuẩn gây ra chảy máu phần chân. Nếu gặp phải tình trạng này tốt nhất nên điều trị răng sâu sớm nhất có thể và có biện pháp vệ sinh răng miệng sạch sẽ mới tránh được viêm lợi gây chảy máu chân răng.

Do cấu trúc răng mọc không đều đặn

Cấu trúc răng mọc không đồng đều và lệch cũng ảnh hưởng không ít đến khớp răng khi nhai cắn. Từ đó cũng khiến cho việc vệ sinh răng trở nên khó khăn hơn, rất dễ để lại phần thức ăn thừa bị giắt lại nơi kẽ răng làm nguyên nhân dẫn đến các tình trạng trên.

chay-mau-chan-rang-dau-hieu-va-nguyen-nhan-ma-ban-can-phai-bietChảy máu chân răng: dấu hiệu và nguyên nhân mà bạn cần phải biết

Nên làm gì khi xuất hiện tình trạng chảy máu chân răng

Khi răng miệng của bạn xuất hiện các dấu hiệu dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng ngoài các biện pháp tạm thời nhằm khắc phục việc chảy máu thông thương như súc miệng bằng nước muối, chấm bông gòn thì bạn nên cân nhắc lựa chọn đến việc xử lý lâu dài như:

  • Cần nên loại bỏ hết phần cao răng bẩn tích tụ, các mảng bám chứa vi khuẩn khiến răng bị sâu và gây viêm lợi, có thể dẫn đến việc bị tụt lợi và cũng làm cho chảy máu chân răng thường xuyên. 
  • Nếu răng đang trong trình trạng bị sâu, hoặc nhiễm trùng khuẩn thì cần phải đến các trung tâm nha khoa để điều trị ngay lắp tức và có các biện pháp khắc phục các lỗ sâu răng, tránh gây ra việc lây lan sang các răng khác.
  • Nếu cấu trúc răng bị mọc lệch và cũng ảnh hưởng đến việc nhai, cắn thì tốt nhất ngay từ bây giờ bạn hãy cân nhắc đến nha sĩ để khắc phục tình trạng đó tránh phải dẫn đến tình trạng nặng hơn.

nen-lam-gi-khi-xuat-hien-tinh-trang-chay-mau-chan-rang

Nên làm gì khi xuất hiện tình trạng chảy máu chân răng

Lời kết

Nếu như bạn đang gặp phải các vấn đề về răng miệng hay có dấu hiệu chảy máu chân răng thường xuyên, hãy đến ngay với Phòng Khám Nha Khoa Era để các bác sĩ tại đây có thể thăm khám và đưa ra các biện pháp xử lý hoàn mỹ nhất cho tình trạng răng của bạn.





 

GPĐKKD: 41H8022482.

Phone: 0931242299

Gmail: [email protected]